Latest Post


 
"Con không đi cái xe đấy đâu, xấ.u h.ổ lắm, bạn bè con toàn đi xe ga, mẹ mua xe ga con mới đi….”
Câu chuyện của hai mẹ con cự nự nhau sau lưng trong quán cafe trưa nay làm tôi bất giác có một chút buồn, nhưng rồi lại chợt cảm thấy ấm lên một niềm vui khi nghĩ về một câu chuyện tương tự của bố con tôi hơn 10 năm về trước.
"Bố cho con cái gì?" - Nhớ một thời trẻ trâu, tôi đã có đủ "dũng cảm" hỏi cha mình câu đó, lần đầu tiên và cũng là duy nhất. Đó là một ngày không lâu sau khi nhận tin đỗ vào đại học. Một cuộc trò chuyện rất nghiêm túc và thẳng thắn giữa hai người đàn ông.
Bố tôi trả lời một cách không thể bình thản hơn "Bố mẹ bố cho bố cái gì, bố sẽ cho lại con cái đó: một lý lịch trong sạch để con không bao giờ phải xấu hổ về bố và một sự giáo dục tốt nhất trong khả năng của mình. Con có khả năng học đến đâu bố sẽ hỗ trợ đến đó. Hết"
Tôi, hơi s.ốc, nhưng vẫn nghĩ đó chỉ là câu nói "lên dây cót" cho chàng sinh viên mới. Và rất tiếc là bố tôi chẳng đùa, bố hành động rất thật theo đúng những tuyên bố đấy. Bố tính toán rất kỹ và cho tôi một khoản tiền trợ cấp 300 nghìn/ tháng trong suốt những năm học đại học.
Tiền học phí học kỳ đầu tiên được cho, từ học kỳ thứ 2 tôi tự kiếm được nên tự động không xin nữa. Bất kể những năm sau khi tôi kiếm được nhiều tiền hơn gấp nhiều lần thì khoản trợ cấp đấy vẫn được duy trì cho đến khi tốt nghiệp, nhận bằng là cắt tiền.
6 năm tôi đi học ở nước ngoài, bố không phải lo cho tôi một đồng nào. Với tôi, bố luôn là Napoleon còn tôi chỉ là một anh binh nhì. Nhưng ít nhất tôi luôn coi đó như một chiến công nho nhỏ của riêng mình.
Bố tôi rất hay, luôn phân định rất rõ ràng: "Đây là nhà của bố nhé, đây là xe của bố nhé. Và con đang... ở nhờ và đi nhờ. Không hài lòng hả, quyền đi bộ... luôn thuộc về con".
Nếu nhờ tôi giúp việc gì không nằm trong trách nhiệm của con cái, thay vì thuê người ngoài, bố sẽ thuê tôi làm và trả tiền rất sòng phẳng, không quên thể hiện là một khách hàng khó tính. Không tự ái, không phiền lòng, tôi biết rõ mình chỉ có một con đường nếu muốn có ngôi nhà riêng của mình: tự mua.
Cũng có người nghe thấy và thắc mắc cái kiểu nói ấy: "Nhà của bác thì sau này không của nó thì của ai, sao bác lại nói thế...". Và bố tôi chỉnh ngay: "Của tôi chứ, nếu nó không cố gắng, tôi sẽ cho từ thiện".
Bố tôi thì chẳng giàu như Bill Gates, nhưng dám làm như Bill Gates thì tôi tin là làm thật.
Bữa ăn ít người của nhà tôi luôn có những câu chuyện về các loài vật, những câu chuyện được lặp đi lặp lại, được kể lúc này lúc khác.
Bố hay nói chuyện: Con gà con đến tuổi tự kiếm ăn, gà mẹ sẽ đuổi chạy chí ch. ết nếu gà con cố đến gần hoặc đi theo. Hay câu chuyện về loài đại bàng: Đại bàng con sẽ được mẹ nuôi mớm trong tổ đến khi đủ lông đủ cánh, và sau đó nó sẽ cắp con bay lên đỉnh núi thật cao và thả xuống.
Con nào chịu đập cánh vào không trung và bay đi thì sống và bắt đầu cuộc đời mới, con nào không tự bay được thì sẽ tự rớt xuống và vực thẳm sẽ chờ ở dưới. Quy luật tự nhiên là vậy, và con người là một phần của tự nhiên, nên cũng không là ngoại lệ. Mùi răn đe trong những câu chuyện thơm nức suốt những năm tháng tuổi thơ tôi.
Sự hào phóng không đúng chỗ của bố mẹ khiến con trở thành đứa trẻ yếu ớt, ỷ lại
Những điều tôi kể trên đây với nhiều người, nhiều ông bố bà mẹ có lẽ là những điều ngược đời, tuy nhiên, bước một bước ra bên ngoài thế giới, tôi thấy mình hóa ra không phải ngoại lệ. Phần đông các gia đình phương Tây đều như vậy, trái ngược hoàn toàn với những gì chúng ta thấy ở phương Đông.
Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi một khoảnh khắc của sự ỷ lại hay trông chờ vô lý ngay từ khi bước vào đời.
Bạn không có tiền học đại học? Được thôi, hãy vay đi rồi sau này tự trả. Các bạn nước ngoài của tôi rất nhiều người chọn giải pháp như vậy, mặc dù rất nhiều bạn có bố mẹ trên cả giàu và luôn sẵn sàng tài trợ.
Sự hào phóng không đúng chỗ của rất đông các ông bố bà mẹ Việt giống như bà mẹ trong câu chuyện lúc đầu của tôi đang để lại cho đất nước những thế hệ yếu ớt, không có khả năng sống độc lập và tự trọng với chính người thân của mình.
Họ nghiễm nhiên cho mình cái quyền được xin xỏ, được vòi vĩnh, được lạm dụng vô hạn tình yêu thương của cha mẹ……và các vị phụ huynh thì vẫn cứ tin tưởng trong sai lầm rằng để cho con kém bạn kém bè ngay cả khi chúng đã trưởng thành là không tròn trách nhiệm cha mẹ.
Ở nước mình, cái vòng luẩn quẩn ấy biết khi nào mới thôi? Cố gắng có của cải để mà cho con đã là khó, nhưng cố gắng để có của cải mà vẫn không cho thì còn khó gấp vạn lần. Nghe có vẻ trái với quy luật của tình cảm con người, nhưng đó là một sự ngược chiều cần thiết. Điều đó có lẽ thuộc về bản lĩnh của nghề làm cha mẹ.
Rất nhiều lúc tôi đã tự hỏi mình “Vậy sau cùng, bố sẽ cho mình cái gì nhỉ?”
Và mười năm sau cuộc nói chuyện sòng phẳng đấy, vào lúc tôi tự mua được căn nhà và chiếc xe hơi đầu tiên của riêng mình mà chẳng phải xin xỏ gì bố, tôi mới thấu hiểu hết tình thương vô bờ bến và gia tài vô giá mà Bố đã để dành cho riêng tôi mấy chục năm nay.
Cho lòng tự trọng và tinh thần tự lực đã là cho tất cả rồi.

 


Tết này đã khác Tết xưa
Đã già, đã xấu, đã thừa nếp nhăn
Soi gương chợt thấy thất thần
Đời trôi quá nửa, đã dần hết xuân.
Tết này đã bớt khó khăn
Nhưng còn mải miết lăng xăng kiếm tiền
Vẫn chưa trọn giấc mơ hiền
Đời còn bề bộn an nhiên sao đành.
Tết này mấy đứa bạn thân
Thong dong tươi trẻ rần rần trên face
Xe hơi, nhà đẹp khoe đầy
Mình còn nghèo rớt vẫn cày kiếm lương.
Tết này mong Phật trời thương
Gia đình khoẻ mạnh, các con trưởng thành
Dù chưa có của để dành
Mong công việc ổn tành tành đủ ăn.
Tết này dẫu lắm nếp nhăn
Dẫu già dẫu xấu cũng đành thế thôi
Tránh sao quy luật cuộc đời
Thôi thì già xấu vẫn cười rất tươi

 

Cuộc sống vợ chồng muốn hòa thuận bền vững thì phải tuân thủ những quy tắc nhất định, nếu một trong hai người phạm phải, hôn nhân sẽ khó hạnh phúc.

 
Vợ chồng muốn có mối quan hệ tốt đẹp lâu dài thì cần phải có kỹ năng để hòa hợp với nhau, chỉ khi hòa hợp thì tình cảm mới có thể nảy nở, thắm thiết, bền chặt.

Những năm gần đây, tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng khiến nhiều người mang tâm lý sợ hãi hôn nhân. Nhưng trên thực tế, trong quá trình chung sống vợ chồng, có một số nguyên tắc then chốt mà bạn không nên chạm vào, chỉ cần bạn tránh xa những điều cấm kỵ này thì sẽ không xảy ra mâu thuẫn, tình cảm sẽ bền vững, hôn nhân sẽ ổn định, hạnh phúc.

Dưới đây là ranh giới đỏ mà các cặp vợ chồng không nên vi phạm:

1. Đánh vợ

Đàn ông to khỏe về thể chất, nếu đánh vợ - người yếu thế hơn thì sẽ giống như sự đoạn tuyệt tình cảm với nhau, quan hệ sứt mẻ, thậm chí có phụ nữ vì chịu không nổi mà chia tay, đòi ly hôn.

Cho dù sau đó nếu không ly hôn cũng sẽ để lại vết sẹo tình cảm. Nếu không thay tính đổi nết, bạn đánh lần một cũng có thể đánh lần hai, chuyện cũ lặp lại, cho nên dù thế nào, đàn ông cũng không được đánh vợ.

2. Không được động chạm vào người thân của đối phương

Vợ chồng cãi nhau là chuyện thường, thậm chí có câu nói, giận mà thương, mắng là vì muốn tốt lên, nhưng phải cẩn thận đừng động đến người thân của nhau, nhất là cha mẹ ruột của đối phương.

Nếu bạn thậm chí còn mở lời mắng cha mẹ của nửa kia trong cuộc cãi vã, thì cho dù mối quan hệ có tốt đến đâu cũng sẽ không thể chịu đựng được, sau vụ cãi vã này, hôn nhân sẽ khó êm đẹp.

3. Đừng vô lý, lúc nào cũng cho là mình đúng

Nói chung, khi cãi nhau sẽ có đúng có sai, nhưng một số cặp đôi lại vô cùng cứng đầu, không ai chịu nhường ai một bước, hai bên cứ đâm đầu vào nhau cãi cối cãi chày, không chịu thua, không chịu nhún nhường, cuối cùng cả hai bên đều chịu thiệt.

Đối với một số người, họ thích sự mềm mại hơn là cứng rắn, thích nhẹ nhàng thay vì thô lỗ. Cho nên dù lý do của bạn hợp lý đến đâu cũng đừng quá cứng đầu, thấy hợp lý thì cứ nhận, cũng đừng vô lý, như vậy chỉ khiến đối phương thêm tức giận, cái mất sẽ nhiều hơn cái được, gây lộn và bất hòa.

4. Luôn phủ định, coi thường đối phương

Không nên phủ nhận, coi thường đối phương khi có mâu thuẫn nhỏ, càng không nên so sánh đối phương với người khác để phủ nhận công sức hay đóng góp của họ cho gia đình. Đừng lúc nào cũng nói những lời tiêu cực, thường xuyên làm như vậy sẽ khiến đối phương không thể tha thứ hay chịu đựng được, đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ hôn nhân.

5. Vạch trần điểm yếu của nhau

Ai cũng có những điểm yếu hay sai lầm. Mọi người đều có nỗi niềm của riêng mình. Cũng có những điều bí mật mà bạn quan tâm, không muốn bị chỉ ra trước công chúng, lộ điểm yếu trước mặt người khác.

Nhất là trong mối quan hệ vợ chồng, hai bạn cần phải giúp đỡ lẫn nhau, không nên vì trong lúc tức giận, nóng nảy mà lợi dụng điểm yếu của nhau để vạch trần, chê bai. Bởi nếu bạn làm vậy sẽ làm rạn nứt tình vợ chồng, khiến đối phương ngày càng xa cách mình.

6. Lúc nào cũng dọa ly hôn

Có những cặp vợ chồng hễ lúc cãi nhau luôn thích nói đến chuyện ly hôn, nhưng lại không biết rằng người xưa có câu “tu trăm năm mới có duyên cùng chung một thuyền, tu nghìn năm mới có duyên cùng ngủ một giường”, làm phu thê thật sự rất đáng quý.

Nếu bạn cứ hễ có chút bất hòa là nói về việc ly hôn, điều đó sẽ thật đáng buồn, phản cảm và thậm chí là tự chuốc lấy thất bại.

Vậy làm thế nào các cặp vợ chồng có thể hòa thuận để củng cố mối quan hệ bền chặt?

1. Hiểu biết lẫn nhau

Hai vợ chồng luôn cần có sự tôn trọng và thấu hiểu để chung sống hòa thuận, nhất là giữa vợ chồng giai đoạn đầu kết hôn. Bạn phải luôn suy nghĩ và đặt bản thân vào góc độ của đối phương, học cách quan tâm đến đối phương, giúp đỡ nhiệt tình khi đối phương bận, đó chính là cách âm thầm hỗ trợ nửa kia của mình.

2. Đừng cố kiểm soát người khác

Có người cho rằng vợ chồng không nên có bí mật gì, lúc nào cũng cần biết hoàn cảnh của nhau, thậm chí còn muốn kiểm soát nhau.

Nhưng trên thực tế, điều này sẽ khiến đối phương khó thở, bí bách và áp lực, từ đó muốn thoát ra khỏi ảnh hưởng của mối quan hệ. Bạn cũng có thể cố gắng cho đối phương đủ không gian để người ấy cảm thấy thoải mái, điều này sẽ giúp cải thiện mối quan hệ.

3. Quan tâm nhiều hơn

Mọi người muốn ai đó quan tâm đến họ từ tận đáy lòng, vì vậy việc quan tâm nhiều hơn có thể khiến họ cảm thấy ấm áp hơn và khiến mối quan hệ của họ bền chặt hơn.

Tóm lại, các cặp đôi muốn sống hành phúc thì đều phải trang bị kỹ năng hòa hợp, và chỉ có cách thức đúng đắn mới có thể khiến mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn. Đừng thấy đối phương nhường nhịn mà bản thân lấn tới, con người suy cho cùng cũng đều có những ranh giới, một khi hành vi của bạn vượt quá giới hạn thì tình cảm sẽ dần phai nhạt, cuối cùng dẫn đến ly hôn.

Theo VOV

 

 


Một cậu bé khoảng 10 tuổi cầm đồng bạc cắc một đô (coin) trong tay và đi hỏi một trong những chủ tiệm dưới phố rằng: "Xin lỗi, ông có bán Chúa không vậy?"
Người chủ tiệm đó đã nghĩ rằng cậu bé này ranh mãnh nên trả lời cộc lốc là không và đuổi cậu bé ra khỏi tiệm.
Suốt cả một ngày, cậu bé đi hết tiệm này đến tiệm khác để hỏi mua Chúa. Màn đêm dần buông nhưng cậu bé vẫn kiên trì và đi vào cửa tiệm thứ 69 và hỏi người chủ tiệm: "Xin lỗi ông, ông có Chúa để bán ở đây không ạ?"
Ông chủ tiệm khoảng lục tuần với mái tóc bạc và đôi mắt dịu hiền cười và hỏi cậu bé: "Nói ông nghe, tại sao cháu lại muốn kiếm mua Chúa?"
Đây là lần đầu tiên mà cậu bé nhận được câu phản hồi cho câu hỏi của cậu. Cậu bé bỗng nước mắt tuôn trào và thổn thức trả lời. Cậu nói với người chủ tiệm là cha mẹ của cậu qua đời khi cậu còn rất nhỏ và người chú của cậu đang nuôi nấng cưu mang cậu. Mới đây chú của cậu làm công việc xây cất và bị ngã từ trên cao xuống, bây giờ chú của cậu vẫn còn đang trong tình trạng hôn mê ở bệnh viện. Bác sỹ trực bệnh viện đó có nói rằng chỉ có CHÚA mới cứu được sinh mạng cho chú của cậu mà thôi. Cậu bé nghĩ rằng Chúa phải là điều tuyệt vời lắm nên nói một cách vô tư là "Nếu cháu mua được Chúa, cháu sẽ cho chú của cháu ăn và những thương tích trên người chú của cháu sẽ lành."
Sau khi nghe cậu bé trình bày, người chủ tiệm với nước mắt lưng tròng hỏi cậu bé: "Vậy cháu có bao nhiêu tiền?"
"Cháu có một đồng", cậu bé liền trả lời.
Ông chủ tiệm nói: "Cháu ơi, giá của Chúa thì cũng đúng một đồng."
Người chủ tiệm nhận đồng bạc cắc nơi tay cậu bé và đi lấy ra một lọ "Nụ Hôn Của Chúa" (God's Kiss) trên kệ xuống, ông nói: "Này cầm lấy cháu! Khi chú của cháu uống chai nước của Chúa này vào thì chú của cháu sẽ khỏe lại."
Cậu bé thật hân hoan, nắm chặt chai nước trong tay và chạy nhanh đến bệnh viện.
Khi bước vào trong phòng của người chú đang nằm, cậu bé reo vui và nói lớn: "Chú ơi, cháu đã mua được Chúa cho chú và chú sẽ lành bệnh nhé."
Qua ngày hôm sau, một nhóm bác sỹ tài giỏi vào hàng đầu trên thế giới đáp xuống cái tỉnh lẻ ấy bằng một chuyên cơ (special plane) và họ đi thẳng vào bệnh viện nơi chú của cậu bé đang nằm. Họ đã khám nghiệm kỹ càng các thương tích của người chú. Không lâu sau đó chú của cậu bé được khỏi bệnh.
Khi chú của cậu bé xuất viện rồi gần như bất tỉnh khi nhìn vào tờ viện phí của bệnh viện. Tuy nhiên bệnh viện nhanh chóng nói là hóa đơn đã được thanh toán đầy đủ do một ông già nhà giàu (rich elderly man), người đã thuê nhóm bác sỹ tài danh đến để điều trị cho người chú của cậu bé.
Sau đó không lâu thì chú của cậu bé ấy biết ra ông chủ tiệm đó là một tỷ phú, rảnh rỗi nên mở cửa tiệm chỉ để tiêu thời gian. Người chú hồ hởi vội đến cửa tiệm đó với cậu bé để cám ơn ông chủ tiệm tốt bụng này nhưng nhân viên nơi ấy cho biết là ông chủ đang đi nghỉ dưỡng. Người nhân viên đó cũng cho biết là không nên quá lo lắng về chi phí bệnh viện vì ông chủ có để lại một lá thư cho người chú của cậu bé.
Người chú mở lá thư đó ra đọc: "Anh trẻ, anh không cần phải cám ơn tôi. Tất cả viện phí của anh đã được trả do người cháu của anh. Tôi muốn nói cho anh biết là anh thật may mắn khi có một cháu trai như vậy. Để cứu sống anh, cháu ấy đã cầm đồng bạc và đi đến từng cửa tiệm để kiếm mua Chúa. Hãy TẠ ƠN CHÚA! Ngài chính là người đã cứu sinh mạng cho anh!"
Nguyên tác: " Excuse Me, Do You Sell God?"
Dịch thuật: Trịnh TiếnTriển
Minnesota 20221211.

 

Lịch phụng vụ chia làm ba bậc lễ để kính nhớ các mầu nhiệm của Chúa, các đặc ân của Đức Maria và các thánh :

 
1) Lễ trọng chia làm hai loại : lễ trọng chung và lễ trọng riêng.
-Lễ trọng chung là các lễ trọng được xác định rõ trong sách phụng vụ mà toàn thể Hội Thánh phải mừng kính. Có 15 lễ trọng chung cho Giáo Hội toàn cầu: 10 lễ kính Chúa, 3 lễ kính Đức Maria và 4 lễ kính các thánh. Lễ Phục sinh và Giáng Sinh là hai lễ trọng đặc biệt, kéo dài trong 8 ngày gọi là tuần Bát Nhật, tuy nhiên tuần Bát Nhật Giáng Sinh không được ưu tiên như tuần Bát nhật Phục sinh.
-Lễ trọng riêng chỉ được mừng kính trong một Hội Thánh địa phương. Chẳng hạn lễ Các thánh tử đạo Việt Nam (24/11) là lễ trọng riêng đối với Hội ThánhViệt Nam vì là lễ bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, còn đối với Hội Thánh toàn cầu chỉ là lễ nhớ.
Tất cả các lễ trọng chung hay riêng đều được bắt đầu từ Kinh Chiều I ngày hôm trước, nghĩa là ngày mừng lễ sẽ dài hơn một ngày bình thường. Vì thế thánh lễ chiều hôm trước (sau Kinh Chiều I) đều phải cử hành lễ trọng kính của ngày hôm sau, nghĩa là ngày chính lễ, ngọai trừ một vài lễ có lễ vọng thì phải cử hành lễ vọng (Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Maria lên trời, Sinh nhật Gioan Tiền Hô, Phêrô và Phaolô).
Ngoài ra,còn có thánh lễ được kính trọng thể, nghĩa là mừng kính cách đặc biệt hơn vào ngày Chúa Nhật thường niên trước hay sau đó vì lợi ích mục vụ của các tín hữu nơi đó (ví dụ: lễ Các Thánh tử đạo Việt Nam 24/11 được rời lên Chúa Nhật trước vì Chúa Nhật sau đó thường là lễ Chúa Kitô Vua; lễ Mân Côi tuy là lễ nhớ buộc nhưng được mừng kính trọng thể vào Chúa Nhật).
2) Lễ kính ở bậc thấp hơn lễ trọng và chỉ giới hạn trong một ngày bình thường nên không có Kinh Chiều I, trừ lễ kính Chúa trùng vào ngày Chúa Nhật thường niên. Lịch phụng vụ đề ra ba loại lễ kính : 6 lễ kính Chúa, 2 lễ kính Đức Maria, 17 lễ kính các thánh (Giáo Hội Việt Nam mừng thêm 2 lễ kính riêng: Têrêxa và Phanxicô Xaviê).
3) Lễ nhớ chia làm hai loại : lễ buộc nhớ và lễ nhớ tùy ý. Các ngày lễ nhớ buộc trong mùa Chay thì chỉ mừng như lễ nhớ tùy ý, không bó buộc phải cử hành. Khi lịch chung để tên nhiều vị thánh kính nhớ tùy ý trong cùng một ngày thì chỉ chọn một vị thánh để mừng, còn những vị khác được bỏ.
4) Lễ theo nhu cầu :
Có ba loại lễ theo nhu cầu :
-Lễ có nghi thức riêng thường đi kèm với việc cử hành một bí tích nào đó: Hôn Phối, Truyền Chức, Thêm Sức ...
-Lễ do nhu cầu tùy theo hòan cảnh : lễ tạ ơn, lễ cầu mùa
-Lễ ngoại lịch là do lòng đạo đức của giáo dân đòi hỏi : thứ Sáu kính Thánh Tâm, thứ Bảy kính Đức Mẹ ...
Tuy nhiên, các lễ theo nhu cầu được cử hành hay không, còn tùy thuộc vào các mùa hoặc lịch phụng vụ.
Ví dụ :
* Không được cử hành bản văn và bài đọc thánh lễ Hôn Phối vào các lễ trọng, các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh, thứ Tư lễ Tro, Tuần Thánh, lễ 2/11, tuần Bát nhật Phục Sinh, nhưng được cử hành nghi thức bí tích Hôn Phối trong các ngày lễ Chúa Nhật (sau bài giảng) và được phép đọc lời chúc hôn sau kinh Lạy Cha và ban phép lành riêng ở cuối lễ.
Trong các Chúa Nhật mùa Giáng Sinh và mùa thường niên : vẫn phải cử hành lễ Chúa Nhật nhưng có thể thay đổi bằng một bài đọc sách thánh về Hôn phối. Nếu không có cộng đoàn Giáo Xứ tham dự mà chỉ có gia đình hôn lễ thì được phép cử hành toàn bộ bản văn và bài đọc riêng của lễ Hôn phối.
* Thánh lễ an táng được cử hành bất cứ ngày nào, trừ ngày lễ trọng buộc, thứ Năm tuần thánh, Tam nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục Sinh. Nếu cử hành an táng vào các ngày này, người ta buộc phải dùng bản văn và bài đọc của ngày lễ đó, và sau lời nguyện hiệp lễ được làm nghi thức từ biệt.
Trích trong Giáo lý viên Tìm Hiểu Phụng Vụ bài 4 chương V

 


THƯƠNG CON…
Nhà có hai đứa con trai.
Thằng Lương thằng Thưởng nhìn người bé ti.
Cái thằng tên Thưởng lầm lì.
Cả năm biền biệt cứ đi không về.
Một cú điện thoại chẳng hề.
Cuối năm cũng có năm về năm không.
Thằng Lương thì nó có lòng.
Cứ về đều đặn nhưng không được nhiều.
Nhìn dáng nhỏ nhắn liêu xiêu.
Tôi thương nó lắm có điều mần răng?
Lứa cùng thằng Điện thằng Xăng.
Mà sao èo ọt chỉ bằng cái chân.!
Thằng Lương làm việc chuyên cần.
Gian lao khó nhọc muôn phần đến tay.
Thương tôi ra sức nó cày.
Càng cày càng húc càng ngày gầy đi.
Thằng Xăng thằng Điện béo phì.
Núc na núc ních bước đi ầm ầm.
Thương con mà phải lặng câm.
Thưởng Lương Xăng Điện sao cầm bằng nhau.☺️☺️
St

Automatic Image Slider

Author Name

Anthony Nguyễn Tiến Đạt

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.