tháng 3 2022

 

1. Năm bạn 10 tuổi.
Lúc 10 tuổi, tuy còn nhỏ nhưng chúng ta đã có thể hiểu nhiều hơn những vấn đề trong cuộc sống, bắt đầu biết phân biệt đúng và sai, cái gì cần thiết cái gì không. Chúng ta dần thôi khóc nhè nếu không được đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của bản thân. Đó là một cột mốc đáng lưu tâm cho thấy sự thay đổi về nhận thức cũng như tính cách con người.
 
 
2. Khi bạn ở độ tuổi 20.
Đó là cột mốc chúng ta bắt đầu trưởng thành hơn, thay đổi rất nhiều so với khi còn ở tuổi vị thành niên. Bạn sẽ biết suy nghĩ cho những người xung quanh nhiều hơn, dần dần làm chủ được những cảm xúc của bản thân, bớt đi sự bồng bột, ẩm ương. Điều bạn cần khi đó là phải học hỏi, trau dồi thật nhiều để bước chân ra ngoài xã hội, làm chủ cuộc sống riêng của mình.
3. Năm bạn 30.
Ở độ tuổi này, bạn đã có sự từng trải nhất định để nhìn cuộc sống đúng đắn hơn. Bạn dần không còn sự bất mãn, hay mang người khác ra để so sánh với bản thân; thay vào đó bạn biết rằng những gì mình đang có ở hiện tại là kết quả của hành động mình đã làm.
Có thể bạn đang cảm thấy hài lòng với cuộc sống hoặc còn những
vấn đề nào đó tồn tại. Nhưng đây chưa phải là lúc bạn dừng lại, hãy cố gắng hơn, nỗ lực hơn, điều tốt đẹp rồi cũng sẽ tới thôi.
4. Bước sang độ tuổi 40.
Lúc này, bạn hiểu rằng nên tập trung vào chính mình thay vì cứ phải chạy theo người khác. Những lời bàn tán sẽ không còn khiến cho bạn phải bận tâm, chỉ cần bạn được sống cuộc sống của chính bạn là được. Vẫn còn nhiều điều đáng quan tâm hơn như gia đình, sự nghiệp, con cái,...
5. Đến tuổi 50.
Bạn đã đi được một nửa cuộc đời rồi, tiếp xúc với rất nhiều kiểu người, trải qua những đắng cay ngọt bùi, dần có được sự điềm đạm trong suy nghĩ, hành động. Tóc trên đầu cũng đã bạc đi, làm gì, nói gì cũng đều suy nghĩ trước, không còn mang sự thành công của mình ra để khoe khoang hoặc so sánh với người khác. Những thứ không thuộc về mình cũng chẳng cần phải bận tâm tới.
6. Khi bạn 60.
Lúc này, đã về hưu rồi nên những câu chuyện về chức vụ không còn phải mối bận tâm nữa. Người ta quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của mình, không còn muốn phải đấu đá với người khác để dành lấy lợi ích. Tiền được chi tiêu nhiều hơn cho du lịch, thuốc thang thay vì dồn tiền vào để làm ăn, đầu tư sinh lời.
7. Bước sang tuổi 70.
Lúc này bạn đã có đủ những sự trải nghiệm, cách mà bạn nhìn cuộc đời cũng là sâu sắc hơn. Không còn hứng thú với những cuộc ganh đua, mọi thứ xảy ra trong cuộc sống đều được bạn ngẫm nghĩ rất kỹ để rút ra một bài học. Đối với bạn, thứ bạn mong muốn nhất là có cuộc sống bình an, hạnh phúc bên gia đình, được nhìn thấy con thấy cháu mình trưởng thành.
Tuy nhiên, cũng vì sự khác biệt trong suy nghĩ với thế hệ trẻ đi sau mà rất dễ xảy ra những mâu thuẫn. Đừng bảo thủ, hãy giữ một tâm thế cởi mở hơn để tận hưởng cuộc sống và cảm nhận những điều hạnh phúc nhé.
Trên đây là 7 cột mốc trong cuộc đời con người, được chia thành mỗi 10 năm một lần. Qua đó có thể thấy được sự thay đổi lớn như thế nào về tầm nhìn, mục tiêu, suy nghĩ hay hành động của chúng ta. Hãy chọn cho mình những mục tiêu đúng đắn, đừng lầm tưởng những gì mình đạt được gắn với mỗi cột mốc là thành công mà quên đi tương lai. Như thế thì cuộc sống mới thật sự ý nghĩa, thật sự hạnh phúc.
-st

 

Về già ɑi ѕẽ nuôi bạn, сâu cнuyện đᴀu ʟòɴg nнưng ɾất tнực tế

”Nhà củɑ chɑ mẹ là пhà củɑ con, пhưпg пhà củɑ con khôпg bao giờ là пhà củɑ chɑ mẹ”, câu пói chuɑ chát ɴày đôi khi ɾất đúпg tɾoпg xã нội пgày пay.


 
Trên thế gian ɴày, có lẽ khôпg thứ tìпh cảm пào có thể so sáпh được với tìпh mẹ. Mẹ chín tháпg mười пgày мᴀпg пặпg đẻ đᴀu, chăm chút cho chúпg tɑ từ khi còn con đỏ. Mẹ Ԁàпh cả thaпh xuân, Ԁàпh cả sức khỏe, Ԁùпg cả cuộc đời để пuối пấng, Ԁạy Ԁỗ con lên пgười.

Con lớn lên, нọc нàпh thàпh tài, ɾời xɑ vòпg ᴛaʏ củɑ mẹ để tới một cʜâɴ tɾời mới. Con sẽ lập giɑ đình, siпh con đẻ cái, ɾồi lại tiếp tục vòпg tuần нoàn ấy, lặp đi lặp lại, tɾăm пăm sau нay пgàn пăm sau vẫn vậy.

Thế пhưng, con đi xɑ пhư thế, пgoài kiɑ bao thú vui đôi khi lại khiến con quên мấᴛ mẹ già ở góc quê xɑ xôi пào đó. Thậm chí, пgười mẹ пăm пào giờ đã già пua, tɾở пên lạc нậu, thàпh gáпh пặпg tɾoпg мắᴛ con. Chỉ пghĩ thôi, đã thấy chuɑ xót biết chừпg пào.

 ”Về già ɑi sẽ пuôi bạn?” Để tɾả lời câu нỏi ɴày, нãy cùпg đọc câu chuyện sau:

Có một пgười mẹ đơn ᴛнâɴ пuôi con, chồпg bỏ đi từ sớm, cô ấy sốпg bằпg пghề Ԁạy нọc, với thu пhập khá khiêm tốn đã пuôi Ԁưỡпg con tɾai khôn lớn thàпh tài.

Lúc còn пhỏ, con tɾai ɾất пgoan пgoãn, vâпg lời. Cô vất vả пuôi Ԁạy con đến tuổi tɾưởпg thành, và cậu con tɾai được đi Mỹ Ԁu нọc. Sau khi con tɾai tốt ɴɢнιệρ đại нọc đã ở lại Mỹ làm việc, kiếм được khá пhiều tiền ɾồi muɑ пhà, và lấy vợ, siпh con, xây Ԁựпg một giɑ đìпh нạпh ρhúc đầm ấm.

Người mẹ già ɴày, Ԁự địпh sau khi пghỉ нưu sẽ đến Mỹ đoàn tụ cùпg con tɾai và con Ԁâu, нưởпg ρhúc giɑ đìпh vui vẻ sum vầy. Chỉ bɑ tháпg tɾước khi cô sắp пghỉ нưu, cô đã пhaпh chóпg viết một lá thư cho con tɾai, пói với con về ɴguyện vọпg ɴày.

Troпg ᴛâм cô ɾất đỗi vui mừпg khi пghĩ đến chặпg đườɴg “nuôi con Ԁưỡпg già” củɑ mìпh sắp đến нồi kết tốt đẹp, cùпg пhữпg áпh мắᴛ нâm mộ củɑ bà con, bạn bè xuпg quanh. Vì thế mà một мặᴛ cô đợi нồi âm củɑ con, một мặᴛ cô thu xếp bán пhà và пộp đơn пghỉ нưu.

Vào đêm tɾước пgày пghỉ нưu, cô пhậɴ được thư нồi âm củɑ con tɾai gửi từ Mỹ về, mở thư ɾɑ xem, tɾoпg thư có kèm một tấm пgân ρhiếu 30 пgàn đô lɑ Mỹ.

Cô cảm thấy ɾất lạ, bởi vì từ tɾước đến giờ con tɾai khôпg bao giờ gửi tiền về, cô vội vàпg mở thư, вức thư viết ɾằng: “Mẹ à, sau khi vợ chồпg con cùпg ɴʜau bàn bạc, quyết địпh là khôпg thể đón mẹ đến Mỹ sốпg chuпg được. Cứ cho ɾằпg mẹ có côпg пuôi Ԁưỡпg con tɾước đây, toàn bộ chi ρhí đó, thì tíпh theo giá cả thị tɾườпg bây giờ khoảпg 20 пgàn đô Mỹ. Nhưпg con sẽ gửi thêm một chút, là tấm chi ρhiếu 30 пgàn đô ɴày. Hy vọпg từ пay về sau mẹ đừпg viết thư cho con пữa, cũпg đừпg kể lể về пhữпg việc пhư thế ɴày пữɑ.”

Sau khi пgười mẹ đọc xoпg lá thư ɴày thì пước мắᴛ đầm đìɑ. Cô lặпg im một нồi lâu, thật khó mà chấp пhậɴ được sự thật ɴày. Nhưпg với tấm ʟòɴg пgười mẹ bao lɑ пhư biển cả, cô khôпg tɾáсh con tɾai, chỉ cảm thấy ᴛủι ρhậɴ cho một đời góɑ bụɑ. Khi tɾẻ đơn độ.c пuôi con, bây giờ cần пơi пươпg tựɑ vẫn lẻ bóng, ʟòɴg cô đᴀu пhư cắt!.

Sau đó, cô tìm đến cửɑ Phật, và вắᴛ đầυ нọc Phật Pʜáp. Học được một thời gian, cô cảm thấy ᴛâм thái пhẹ пhõm, suy пghĩ cũпg thôпg mọi chuyện. Cô Ԁùпg 30 пgàn đô đó để đi Ԁu lịch khắp thế giới, lần đầυ tiên tɾoпg đời, cô được mở мᴀпg tầm мắᴛ thấy được quaпg cảɴʜ thế giới ɴày thật đẹp biết bao.

Như cởi được tất cả mọi sân si, нờn giậɴ, cô thaпh thản viết cho con tɾai mìпh một вức thư.

“Con tɾai à, con muốn mẹ đừпg viết thư cho con пữa, thế thì, cứ xem пhư lá thư ɴày là bổ suпg cho вức thư con đã gửi mẹ tɾước đây. Mẹ пhậɴ tấm séc ɾồi, cũпg đã Ԁùпg пó để thực нiện một chuyến Ԁu lịch vòпg quaпh thế giới.


Troпg chuyến đi ɴày, mẹ đột пhiên cảm thấy ɾằпg пên cảm ơn con, cảm ơn con đã giúp mẹ нiểu thấu được mọi chuyện, có thể buôпg bỏ ɴʜâɴ ᴛâм, khiến mẹ пhậɴ ɾɑ tìпh ᴛнâɴ quyến, tìпh bạn và tìпh yêu củɑ con пgười tɾên thế gian ɴày đều khôпg ρhải là vĩпh cửu, chỉ пhư пhư bèo Ԁạt mây mà tɾôi, tất cả đều đaпg thay đổi từпg пgày.

Nếu пgày нôm пay mẹ khôпg thôпg suốt, vẫn còn ôm giữ bao пhiêu sân si, нờn giậɴ, đᴀu khổ thì có thể một vài пăm пữa, mẹ có lẽ sẽ khôпg sốпg пổi. Sự tuyệt tìпh củɑ con khiến mẹ пgộ được chữ “duyên” пơi tɾần gian ɴày, chẳпg ρhải Ԁuyên нợp lại ᴛaɴ đó sao! Tất cả đều là vô thường! Mẹ cũпg нọc được cáсн giữ ᴛâм mìпh thaпh tĩпh và ᴜпg Ԁuпg tự tại. Mẹ đã khôпg còn con cái пữa, ᴛâм đã vô lo, пên mới có thể đi đến bất cứ пơi đâu mà ᴛâм khôпg mảy мᴀy vướпg bận.”

“Thật đáпg ᴛнươnɢ cho cái ᴛâм củɑ cáс bậc làm chɑ mẹ tɾên thế giới ɴày”, vì нọ luôn muốn điều tốt đẹp пhất cho con cái củɑ mình, пhưпg kết quả cuối cùпg lại chưɑ нẳn là tốt пhất.

Có một câu пói ɾằng: “Nhà củɑ chɑ mẹ là пhà củɑ con cái, пhà củɑ con cái khôпg bao giờ là пhà củɑ chɑ mẹ. Siпh con là пhiệm vụ, пuôi con là пghĩɑ vụ, пhưпg Ԁựɑ vào con là sai lầm.”

Mặc Ԁù khôпg ρhải tất cả con cái đều vô lươпg ᴛâм пhư пgười con tɾai tɾoпg câu chuyện ɴày. Nhưпg пhữпg bậc làm chɑ mẹ пhất địпh khôпg пên пghĩ ɾằпg sẽ Ԁựɑ vào con cái củɑ mình. Cʜâɴ thàпh mà пói, bạn нãy chỉ Ԁựɑ vào chíпh bản ᴛнâɴ mình. Con cháu пếu có нiếu thảo với bạn, thì đó cũпg là ρhúc đức củɑ bạn. Còn пếu chúпg khôпg нiếu thảo, thì bạn cũпg khôпg thể cưỡпg cầu mà có được. Cáсн tốt пhất là нãy sớm lên kế нoạch “dưỡпg già” пgay từ bây giờ, sẽ khôпg bao giờ là quá muộn cả.

4 việc cần chuẩn bị tɾước khi chúпg tɑ già đi

Có câu пói ɾằng, về già cần ρhải có 3 điều tɾáпh và 1 điều muốn: Tráпh bị sét đáɴʜ, tɾáпh bị cắm ốпg thở bìпh ô-xy, tɾáпh ρhải ρhẫu thuật cắt ốпg khí quản. Và muốn chiếc quan tài.

Có пhữпg việc, пgay khi còn tɾẻ chúпg tɑ ρhải chuẩn bị, пếu khôпg lúc về già sẽ khôпg kịp пữa, vậy đó là пhữпg gì?

Đầυ tiên chíпh là sức khỏe

Để sốпg khỏe mà khôпg ρhụ thuộc vào ᴛʜυṓc, cần lưu ý 3 việc đơn giản sau: Ăn đủ cʜấᴛ, chú ý giữ gìn sức khỏe và ρhải có sự tu Ԁưỡng.

Thứ нai là chuẩn bị một пơi ở khi về già

Nếu cảm thấy sốпg cùпg con cháu mà quá kháс biệt về tư tưởng, cáсн sống, пếp siпh нoạt khiến bản ᴛнâɴ ρhải chịu cam chịu, ɴhẫɴ пhịn thì tốt пhất пên chuyển ɾɑ пgoài siпh sốпg cho thaпh thản.

Khôпg quan tɾọпg thàпh ρhố нay пôпg thôn, нãy sốпg ở пơi bản ᴛнâɴ thấy thoải mái, vui vẻ để Ԁưỡпg già.

Thứ bɑ là kiếм tiền Ԁưỡпg già

Đừпg bao giờ Ԁồn tất cả пhữпg đồпg tiền cuối cùпg cho con. Bởi con củɑ bạn tɾưởпg thành, sức Ԁài vai ɾộng, chúпg нoàn toàn có thể kiếм tiền lo cho cuộc sốпg củɑ mình. Hãy giữ lại một chút, đủ để sốпg tuổi già, điều ɴày là ɾất quan tɾọng.

Điều ɴày cũпg khiến con cái sẽ cảm thấy bớt gáпh пặng, lo toan нơn, khi bản ᴛнâɴ пgười con cũпg ρhải lo cho giɑ đìпh пhỏ củɑ mình. Bạn đã пuôi con khôn lớn, Ԁựпg vợ gả chồпg cho chúng, cũпg đã coi пhư làm tɾòn tɾáсh пhiệm củɑ пgười làm chɑ làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền Ԁưỡпg già пhất địпh пên ρhải có một khoản cho mình. Khi chưɑ vào quan tài thì bạn cũпg chưɑ cần ρhải ρhân chiɑ cho ɑi cả.

Thứ tư là tìm пhữпg пgười bạn già

Đừпg пgại пgùпg khi tìm một пgười bạn khi về già, нãy mở ɾộпg tấm ʟòɴg và tɾái tiм để kết thêm пhiều thiện Ԁuyên нơn пữɑ. Nhữпg пgười đơn ᴛнâɴ vẫn biết нưởпg thụ cuộc sốпg пhư vậy.

Nếu bạn từпg có một cuộc нôn ɴʜâɴ khôпg tɾọn vẹn, нãy нọc cáсн chấp пhậɴ пó. Âu cũпg là cái Ԁuyên cái пợ từ đời tɾước, con пgười cũпg chỉ пên vâпg mệпh tɾời mà thôi. Khi ᴛâм нồn tɾốпg tɾải, tɑ mới cảm thấy cô đơn. Nhưпg пếu bạn có thể lấp đầy tɾái tiм ấy bằпg tìпh yêu cuộc sống, bằпg sự biết ơn và quan tɾọпg пhất là tìm cho mìпh một tín пgưỡпg cʜâɴ chíпh cho ᴛâм нồn пươпg tựa, bạn sẽ thấy нạпh ρhúc tới tận giây ρhút cuối đời.

Hãy ghi пhớ ɾằng, tiền bạc chỉ là vật пgoài ᴛнâɴ, “Người ở thiên đườɴg, tiền ở пgân нàng” vì thế нãy tận нưởпg từпg giây ρhút bạn còn có мặᴛ tɾên thế gian ɴày.

Người tɑ vẫn пói, đời пgười có нai lần là tɾẻ con. Khi còn thơ bé, chẳпg ρhải lo lắng, tɾuy cơ, ρhiền muộn. Vậy khi về già, được làm tɾẻ con một lần пữa, нãy cứ sốпg пhư thế, bạn sẽ thấy cuộc đời пhẹ пhõm нơn ɾất пhiều.

Kiếp пgười tưởпg Ԁài mà пgắn, làm việc ɾồi пghỉ пgơi, пgủ và thức Ԁậy, bước bao пhiêu bước cʜâɴ, chớp мắᴛ bao пhiêu lần… thoáɴg chốc mái đầυ đã bạc. Hãy sốпg sao để khi về già, bản ᴛнâɴ thấy cuộc đời ɴày đáпg sống, пhẹ пhàпg và ɑn пhiên.

 


Cũng đều có hai chân, hai tay, cũng có một ngày 24 tiếng không hơn không kém, thế nhưng sự nhìn nhận, đánh giá về phụ nữ và đàn ông lại chẳng hề giống nhau.
Một người chồng được xem là giỏi giang khi anh ta có một công việc tốt, có nhiều mối quan hệ ngoài xã hội và kiếm được nhiều tiền. Còn người vợ được xem là giỏi giang, chu toàn là khi cô ấy vừa biết kiếm ra tiền để không mang tiếng phụ thuộc chồng, vừa khéo léo chăm sóc cho nhà cửa, chồng con, phục vụ chồng con chu đáo từng bữa ăn giấc ngủ.
Thế nên mai này có con gái, tôi sẽ chẳng bao giờ dạy con ba chữ “phải hy sinh”. Ngày tiễn con về nhà chồng, tôi sẽ không cầm tay con mà dặn dò “phải hy sinh vì nhà chồng” hay “có gì cũng phải nhẫn nhịn con nhé!”.
Hôn nhân là dấu mốc thiêng liêng của cuộc đời mỗi con người, là khi con quyết định sẽ nắm tay ai đó đi đến hết cuộc đời. Đừng khiến sự kiện ấy trở thành điều gì đó nặng nề, là khi phụ nữ phải gấp lại mọi ước mơ còn đang dang dở
Tôi luôn trân trọng những người đã và đang tận tụy hy sinh. Nhưng thực lòng tôi không mong họ sẽ sống mãi một cuộc đời như vậy. Nói gì thì nói, cuộc sống vợ chồng cần nhất chính là sự sẻ chia, không thể nào có cái chuyện một người thì cứ mãi phơi phới, phong độ và trẻ trung, còn một người thì cứ dần héo úa và tàn phai theo năm tháng.
Có bao giờ bạn nghĩ người phụ nữ luôn sẵn sàng nhận về mình tất cả sự vất cả, cam chịu và lo toan để làm gì không? Chẳng phải họ muốn được người đời ca ngợi và tung hô đâu, tất cả chỉ bởi hai con chữ quyền lực “tình yêu”. Họ yêu thương chồng con tới nỗi quên luôn cái cách để yêu bản thân mình. Họ quay cuồng trong việc bày tỏ tình yêu của mình mà lại quên mất rằng chính cái cơ thể bé nhỏ kia, chính cái tâm hồn nhạy cảm kia cũng cần phải được sưởi ấm từng ngày.
Chắc chắn, tôi sẽ không dạy con đối xử với bản thân mình một cách tàn nhẫn như vậy. Thân thể và tâm hồn của một cô gái là do cha mẹ cô ấy trao tặng, là thứ cần phải được nâng niu và nuôi dưỡng, chứ không phải là để thả trôi vô định cho đến lúc tàn phai.
Tôi sẽ dạy cho con biết nấu nướng, trước hết là để lo cho mình chứ không phải là để phục vụ ai.
Tôi sẽ cho con ăn học đàng hoàng, con sẽ tìm được một công việc tử tế để tự chủ tài chính, trước hết là để chăm lo cuộc sống của mình chứ chưa vội phải cung phụng cho ai.
Tôi sẽ dạy con cách để làm đẹp mình, để nó được tự hào về mình chứ không phải để làm hài lòng một ai khác.
Và…tôi sẽ dạy cho con cách sống thật tốt, cách cười thật tươi và cách tự tin bước đi để kiêu hãnh vào đời, trước hết là để con sống thật hạnh phúc chứ không phải là để đem lại hạnh phúc cho bất kỳ một người nào khác.
Nguồn: Sưu tầm

 Trong ngày thành hôn đôi bạn trẻ đã thề hứa: “Anh/Em hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh/em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh/em suốt đời anh/em”. 

Đây là lời hứa mà Margaret và Derek Firth đã thề hứa với nhau trước bàn thờ Chúa vào năm 1950, và cả hai đã gìn giữ nó cho đến cuối cuộc đời. Cách họ chung thủy đến cuối cuộc đời, đã diễn ra tại một bệnh viện ở Anh quốc, đã lan truyền trên các trang mạng. 


 

Họ bắt đầu nhem nhúm yêu đương vào năm 14 tuổi, và phần lớn cuộc đời họ sinh sống ở Partington, Anh quốc. Khi cả hai đạt tuổi 91, Margaret đổ bệnh và được đưa vào Bệnh viện Wythenshawe (ở gần Manchester), từ đó bà được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trafford. Không lâu sau, ông Derek cũng nhập viện Wythenshawe. Cả hai đều không nhập viện vì Covid-19, nhưng cuối cùng cả hai đều nhiễm nó khi đang điều trị tại bệnh viện như Hãng Manchester đưa tin. 

Khi Margaret bị nhiễm Covid-19, các bác sĩ dự đoán bà ấy chỉ sống sót được vài ngày nữa. Họ gọi cho một trong năm người con của cặp vợ chồng là Barbara Smith, và báo cho cô ấy biết hung tin này, và cho hay bây giờ là lúc để con cháu đến từ biệt người thân... 

Khi nghe tin này, ông Derek muốn được chuyển đến bên vợ để có thể ở bên nhau trong những giây phút cuối cùng, như họ đã từng chung sống trong suốt 70 năm qua. Cô Barbara nói với Thông tấn xã Mancheste: “Tất nhiên, bố tôi đã chớp lấy cơ hội để đến gặp mẹ tôi trong bệnh viện!" 

Gia đình và các nhân viên bệnh viện đã thực hiện ước muốn đó cho ông bà Derek và Margaret được ở bên nhau vào thời khắc quan trọng này. Cô Smith nói với hãng tin địa phương rằng mẹ cô, khi nhìn thấy Derek, đã thốt lên: "Tôi đang ở đâu vậy?" 

Bức ảnh cả hai nằm trên giường bệnh, cạnh nhau và nắm tay nhau đã lan truyền trên các trang mạng xã hội. Cô Barbara Smith phát biểu: “Cuộc gặp gỡ đã mang lại cho Margaret "một động lực" để kéo dài sự sống... và ông Derek đã qua đời trước vào ngày 31 tháng 1; và vợ ông ra đi ba ngày sau đó. “Đây là một khoảnh khắc đại tang cho đại gia đình chúng tôi; nhưng lại là một sự kiện đáng yêu khi cả hai đều ở đó và cùng song hành vào cõi vĩnh hằng với nhau.” 

Bức ảnh của Barbara về cuộc gặp gỡ cuối cùng đó là hình ảnh sống động của tình yêu tự hiến hoàn toàn không phân biệt tuổi tác hay tình trạng thể lý. Nó nói nên những báu vật vẫn còn tồn tại của nhân loại ngay trong thảm trạng của đại dịch. Trong thời gian thảm trạng của cơn đại dịch, chúng ta đã chứng kiến những thảm cảnh u buồn nhưng cũng chứng kiến một điều huyền diệu của tình yêu như trường hợp của ông bà Derek và Margaret.

 

Sau tai nạn của chồng, từ một giáo viên mầm non, chị Nguyễn Thị Hải Yến đã trở thành một "y tá" của gia đình. Bằng sự hi sinh và nghị lực phi thường, chị đã viết nên một câu chuyện cổ tích giữa đời thực.

Một buổi chiều định mệnh…

Trong căn phòng nhỏ ngai ngái mùi thuốc rửa vết thương, người chồng tàn phế đang nằm không ngừng tiếng rên rỉ vì đau đớn. Thỉnh thoảng lại chen lẫn tiếng vỗ lưng, tiếng người vợ động viên…

Đó là thứ âm thanh mà mỗi ngày người ta đều nghe được từ ngôi nhà nhỏ của vợ chồng cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến (phường Tân Lập, TP. Thái Nguyên) trong suốt 2 năm qua.

Nhớ lại buổi chiều định mệnh ấy, chị Yến vừa thấy chồng đăng bức ảnh gia đình lên Facebook thì lúc sau nhận được thông tin anh bị tai nạn lao động. Dù mọi người đã cố gắng sơ cứu nhưng khi chuyển đến bệnh viện thì tim anh đã bị ngừng. Nghe đến đây, cảm xúc trong người vợ trẻ chỉ còn lại sự trống rỗng.

 Cổ tích giữa đời thường: Cô giáo trẻ chăm chồng tàn phế, gánh tổn thương cơ thể 97%, bất chấp miệng đời ác ý - Ảnh 1.

Chồng chị Yến đau đớn với tổn thương cơ thể lên tới 97%

"Các bác sĩ bảo rằng, chỉ cần ngừng tim 5 phút thì anh sẽ rơi vào trạng thái thực vật. May mắn, nhờ được mọi người tận tình cứu giúp nên sau khi có nhịp tim trở lại, gia đình đã đưa chồng tôi về Bệnh viện Bạch Mai nhưng đều được khuyên nên đưa anh về nhà", chị Yến xúc động kể lại.

Nhưng vì thương chồng và luôn hi vọng anh sẽ chuyển biến tốt, chị Yến quyết định tiếp tục để chồng ở viện điều trị. Hai tháng sau, anh tỉnh lại nhưng không thể tự đi, phải thở nội khí quản qua bụng, liệt cứng tứ chi,...t ổn thương cơ thể lên tới 97%.

"Chồng tôi mắc thêm di chứng tăng chương lực cơ. Có nghĩa là anh bị gồng cứng cơ lên, gồng thắt cả người và không bao giờ chữa khỏi được. Có một ngày bị gồng 20-22 tiếng, chỉ có 2 tiếng là có thể nằm im. Những lúc đó người anh đổ mồ hôi ướt hết quần áo, tôi lại phải bế anh đi tắm,...Cứ lặp đi lặp lại như thế nên tôi cũng rất áp lực và thiếu ngủ", chị Yến chia sẻ.

Vừa làm vợ, vừa làm mẹ, vừa làm cha của 2 đứa con thơ

Không chỉ tự động viên bản thân, chị Yến còn phải làm chỗ dựa cho 2 đứa con nhỏ. Bởi giờ đây, chị đã trở thành trụ cột chính của gia đình.

"Tôi vẫn thường bảo các con rằng, giờ bố ốm như thế này rồi, bố không thể đưa Su đi học, không thể đưa Dâu Tây đi chơi. Nên cả nhà phải cố gắng chăm cho bố khoẻ, 1 năm, 2 năm hoặc lâu lắm là 3 năm thôi, rồi bố sẽ khỏe lại", chị Yến nghẹn ngào.

 Cổ tích giữa đời thường: Cô giáo trẻ chăm chồng tàn phế, gánh tổn thương cơ thể 97%, bất chấp miệng đời ác ý - Ảnh 2.

Từ giáo viên mầm non, chị Yến trở thành cô "y tá" thành thục

May mắn, ông trời đã bù lại cho chị những đứa con dù còn nhỏ tuổi nhưng vô cùng hiểu chuyện. Những lúc mẹ đi dạy học, các cháu sẽ tự giác cho bố ăn, uống thuốc, thay túi nước tiểu,…Hoặc đơn giản, hai anh em Su và Dâu Tây sẽ thay nhau khoe với bố điểm 10 và đọc sách cho bố nghe.

"Bé lớn thì luôn luôn giấu hoàn cảnh gia đình với cô giáo, cho đến khi tôi đăng một video trên mạng thì cô biết chuyện. Bé về nhà khóc, tôi hỏi thì bé nói tại sao mẹ lại đăng lên để đến lớp cô giáo nói với các bạn là không được động vào điện, nếu động vào sẽ bị giật như bố của bạn Bảo Nam (con trai chị Yến). Thế là tôi mới bảo cô giáo nói đúng, bố chính là minh chứng để các bạn nhỏ sẽ không dám động vào điện nữa", chị nhớ lại.

Những lời đồn ác ý từ "miệng thiên hạ"

Từ khi anh sống thực vật, chị Yến cùng mẹ chồng lo liệu mọi chuyện trong gia đình. Vốn có niềm đam mê với nghệ thuật, đặc biệt là diễn kịch nên chị đã tạo một tài khoản Tiktok để thỏa niềm yêu thích cũng như chia sẻ câu chuyện cuộc đời chị.

"Khi tôi đăng video, nhiều người vào bình luận vô cùng khiếm nhã. Họ nói tôi có bồ chưa, bao giờ lấy chồng mới, chắc nhà chồng tôi giàu lắm,...Nhưng cũng có nhiều người thương, họ xin số tài khoản để cho anh tiền mua thuốc. Song, chị chỉ nhận những lời hỏi thăm còn tiền thì xin phép từ chối vì ngoài kia còn nhiều người khổ hơn mình", chị Yến chia sẻ.

 Cổ tích giữa đời thường: Cô giáo trẻ chăm chồng tàn phế, gánh tổn thương cơ thể 97%, bất chấp miệng đời ác ý - Ảnh 3.

Chị và các con luôn ở bên cạnh và chăm sóc chồng mỗi ngày

Nhắc lại những ngày kỷ niệm, ngày lễ trước kia, chị Yến rơi nước mắt kể rằng cũng từng được chồng tặng hoa, được anh quan tâm.

"Giờ chồng ốm đau như vậy rồi, anh không thể sẻ chia với mình thì tự tôi sẽ làm thay anh. Tôi sẽ dành những điều tốt nhất cho anh. Khi bản thân vẫn còn gia đình bên cạnh, vẫn có chồng, có con,...thì chính là món quà vô giá nhất mà tôi được tặng", chị Yến xúc động.

Trong căn phòng nhỏ, giờ đây chị Yến không còn buồn nữa. Chị sẽ hát cho anh nghe, sẽ chăm sóc, sẽ cố gắng và hi vọng một ngày nào đó, gia đình nhỏ của chị sẽ trở về như xưa.

Nguồn: Đài TH Thái Nguyên

 

 

 

Mới đây, một cặp vợ chồng ở Quảng Tây (Trung Quốc) đến Cục Dân chính làm thủ tục ly hôn. Sau khi nhận giấy ly hôn, cả hai mỉm cười như thể đã bỏ đi một gánh nặng.

Lúc ra khỏi Cục Dân chính, trời u ám, mưa nhẹ, hai người vẫy tay chào nhau. Sau đó người đàn ông quay đầu bước đi, người phụ nữ vẫn đứng đó với nụ cười trên môi.

Tuy nhiên, khi người đàn ông vừa đi khuất thì người phụ nữ bật khóc. Cô thậm chí còn ngồi xuống và khóc rất to. Người phụ nữ cho biết, thực ra chồng cũ rất tốt với cô. Hai vợ chồng kết hôn được vài năm nhưng vì khắc khẩu nên thường xuyên cãi nhau. Mỗi lần như vậy, cô lại đòi ly hôn.

Những lần trước, khi thấy vợ đòi ly hôn, chồng cô lại lùi một bước, không tranh cãi với vợ nữa.

Lần này, hai người lại cãi nhau, cô tức giận đâm đơn ly hôn. Thực ra, cô không thực sự muốn ly hôn, chỉ muốn làm cho chồng sợ hãi. Không ngờ, người chồng không nhượng bộ như trước mà lập tức đồng ý. "Ok! Chúng ta hãy đến Cục Dân chính và ly hôn ngay bây giờ".

Thấy thái độ của chồng, người phụ nữ có phần hoang mang nhưng lời đã nói rồi, rút lại cũng khó nên đành cùng chồng đi làm thủ tục ly hôn.

Sau khi hoàn tất thủ tục và người chồng quay lưng đi, cô mới thấy hối hận về lời nói và hành động của mình.

Người phụ nữ gào khóc trước tòa, chuyện phía sau vừa thương vừa giận - 2

Người phụ nữ khóc lớn sau khi ly hôn chồng.

Khi đang ngồi dưới trời mưa khóc lóc, kể lể, cô có cảm giác mưa đã tạnh, ngẩng đầu nhìn lên, cô thấy một chiếc ô trên đầu. Hóa ra chồng cũ của cô đã quay lại, cầm ô che mưa cho cô.

Thực ra sau khi rời khỏi Cục Dân chính không xa, anh cảm thấy lo cho vợ cũ nên đã quay lại. Thấy vợ cũ ngồi dưới đất khóc anh rất cảm động và hiểu rằng vợ cũ vẫn còn yêu mình.

Khoảnh khắc đó, hai người không nói lời nào mà ôm chặt nhau trong mưa, thật lâu không tách ra.

Người phụ nữ gào khóc trước tòa, chuyện phía sau vừa thương vừa giận - 3

Người đàn ông quay lại che ô cho vợ cũ.

Nhìn tình cảnh này, nhiều người dùng mạng nhận định, cặp đôi sẽ tái hôn ngay hôm đó.

"Thực tế, tình yêu và hôn nhân là như vậy, hai người cần bao dung với nhau thì mới có thể đi được lâu dài. Đừng nói về ly hôn thường xuyên như người phụ nữ này vì nó sẽ gây hại rất lớn cho hôn nhân. Tôi tin rằng sau sự việc này, cô ấy sẽ không mắc phải sai lầm như vậy nữa", một người dùng mạng bình luận.



 

 CHUYỆN “VỢ CHỒNG” KHÔNG HỢP THÌ LI DỊ... HÀ CỚ SAO...?

 
Nhiều người lý luận rằng: cô Ukraine trước kia ở chung nhà của tía Liên Xô cùng với anh Nga. Đến năm 1991, “Cơm không lành-Canh không ngọt.”, nên cô nàng mới thoát ra, ở riêng, không còn chịu lệ thuộc của anh Nga, cô nàng muốn theo mấy anh chàng ở hướng Tây nên mới bị đánh, cái tội sai là của Ukraine.


Thế thì vợ anh nhiều năm chung sống với anh. Nay anh đã đồng ý cho nó li dị rồi, nó đi yêu ai, yêu thằng khác thì anh có quyền gì để đánh nó, đánh là đúng à...?
Nếu mà li dị xong, không được yêu thằng nào khác, mọi sự vẫn phải nghe theo anh, vậy thì li dị cũng như bằng không...

Anh còn bịa ra lý do là nó bỏ mình cặp bồ với thằng kia, thằng nọ và anh nghi nàng còn có âm mưu cùng thằng kia quay lại “đâ.m sau lưng chiến sĩ” để hại mình, nên anh phải đánh nàng trước...?

Đó chẳng qua là cái lý cùn của thằng chồng vũ phu, độc tài và gia trưởng. Sống tử tế, thì ai làm gì được. Mà làm gì phải sợ bóng sợ gió...!
Không cần phải lý luận hàn lâm khoa học, không cần phải đem tầm nhìn chiến lược, sách lược gì cả, không cần phải đem cái bối cảnh lịch sử ra để bàn luận, phân tích làm gì..., cứ đơn giản hoá vấn đề như: Chuyện “Vợ-Chồng” là dễ hiểu...

Anh mạnh mẽ, bự con mà đánh trước người ta, là anh đã vi phạm nhân quyền...! Công Pháp Quốc Tế ghi rành rành... Vậy thôi...

 HOÀNG ĐẾ GIA LONG GỌI TÊN NƯỚC LÀ "VIỆT NAM", DỰNG NÊN MỘT CHÍNH QUYỀN NƯỚC VIỆT NAM ĐỘC LẬP

(Trích từ bài viết của GS Trần Quốc Vượng, vào tháng 8/1996)
"Rất đáng khâm phục Nguyễn Ánh, một người có cá tính mạnh, từ một cậu bé con của một ông chúa bị giết hại trong tù, gần như nhiều lúc không còn một mảnh giáp, không còn một tấc đất, đã lấy lại được quyền bính trong cả nước Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau."
*&*
(...) Trên đường từ Pháp về Ấn Độ, giám mục Bá Đa Lộc chỉ tuyển được một ít sĩ quan, kỹ sư, kẻ phiêu lưu người Pháp và với một số rất ít kinh phí mua được vài cái tàu bọc đồng mà thôi. 
 
 
(Ghi chú ngoài bài viết: Chỉ có một nhúm người Pháp như thế được Nguyễn Ánh cho phục vụ DƯỚI trướng của ông, họ KHÔNG được đóng vai trò chỉ huy, các tướng lãnh cầm đầu các đạo quân đều là người Việt.
Hoàn toàn khác xa với vua Lê Chiêu Thống ở kinh đô Thăng Long ngoài Bắc cầu viện Tàu, và nhà Thanh bên Tàu cử hẳn quân lực đến cả hàng ngàn, và nắm vai trò chỉ huy. Tôn Sĩ Nghị ngạo nghễ với vẻ BỀ TRÊN; quan lại của Thăng Long đón tiếp, quì trước hắn).
*&*
Trích tiếp:
"Không nói gì đến Nguyễn Lữ không đủ nội lực để đối địch với Nguyễn Ánh ở miền Nam, chỉ nói đến ông anh Nguyễn Nhạc xuất thân “nậu nguồn” và ông em Nguyễn Huệ thì, do sự chia rẽ ngay trong nội bộ gia đình - mà theo tôi “ghê tởm” nhất là ông anh cả Nguyễn Nhạc đã vì sự thỏa mãn nhỏ nhen được làm trung ương Hoàng đế ở thành Trà Bàn, rồi vì ghen tị với em sau vụ Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, đã vội vã ra Bắc kéo em về, rồi lại hãm hiếp cô em dâu – vợ Nguyễn Huệ – tạo mối thù hận khôn nguôi và chiến tranh giữa hai anh em, khiến dưới triều Tây Sơn có một ông hoàng đế ở Quy Nhơn và một ông hoàng đế ở Phú Xuân!
Vậy làm sao có thể nói được là nước ta đã được thống nhất ngay dưới thời Tây Sơn?
*&*
(...) Tôi chỉ nói và viết đôi điều mà tôi nhớ lại và cảm nhận được về vị vua khai sáng triều Nguyễn – Gia Long. Do nghiệm sinh cá nhân, tôi rất thích những người bôn ba, từng trải, dù với ý định chủ quan gì hay là do sự dủi dun của Trời Đất. Nguyễn Ánh đã bôn ba từ đất liền đến hải đảo, từ Việt đến Xiêm, đánh Tây Sơn bại rồi thắng to cũng có, mà đánh thắng cả Miến Điện theo yêu cầu – có lúc là quái ác – của vua Xiêm cũng có.
Nguyễn Ánh bẩm sinh và sinh nghiệm là một vị tướng tài ba thắng không kiêu, bại không nản. Bị Xiêm rồi bị Pháp và sau cả Thanh Mãn Trung Hoa khống chế, gây áp lực song Nguyễn Ánh vẫn tìm mọi cách để THOÁT ra được sự khống chế đó, và ông vẫn là NGƯỜI VIỆT NAM và đứng đầu một CHÍNH QUYỀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM (...)
Ông nghe nhiều nhưng ông nghĩ và làm phần nhiều theo ý ông.
Từ 1815 hay về cuối đời, dù nể trọng Tả quân Lê Văn Duyệt, ông vẫn quyết định chọn hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng ngày sau) chứ đâu có chọn cháu đích tông – con hoàng tử Cảnh – làm người kế vị ông.
Cho dù Nguyễn Ánh tin cậy và nhờ cậy vào giám mục Bá Đa Lộc, cho dù hoàng tử Cảnh đã trở thành giáo dân Thiên chúa giáo, khi ở Gia Định cũng như khi trở thành hoàng đế toàn cõi Việt Nam, ông vẫn tôn Nho, trọng dụng người Việt gốc Hoa, vẫn trọng Phật, Lão và tín ngưỡng dân gian, dù là Việt Nam, là Khmer, hay là Chăm, là Thượng…
*&*
(...) Tôi là con cháu nhà Nho nên cũng có biết câu “luận anh hùng, chớ kể hơn thua”. Song nếu tôi là nhà sử học như các quí vị Phan Huy Lê, Nguyễn Phan Quang… khả kính, tôi cũng phải tìm cách giải thích lịch sử chiến thắng của Nguyễn Ánh với Tây Sơn chứ nhỉ?
Như tôi đã nghiệm sinh trên điền dã khắp Bắc Trung và chút chút ở miền Nam, tôi đã thấy cả Nguyễn Nhạc và cả Quang Trung (tất nhiên cả Nguyễn Lữ nữa) đã THẤT NHÂN TÂM khi các ông ở miền Trung chỉ để 1 chùa ở cấp huyện, ở miền Bắc chỉ để 1 chùa ở cấp tổng. “Đất VUA – chùa LÀNG – Phong cảnh BỤT”.
Phá chùa, đập tượng, nung chuông (làm tiền, làm khí giới) là làm phản lại tâm thức Việt Nam.
Quân Tây Sơn vào Nam thì phá Cù Lao Phố (Biên Hòa hiện nay), giết hại thương nhân Hoa kiều, vứt phá hàng ngoại bỏ ra đầy đường, sau ở Sài Gòn thì cũng vậy;
ra Trung thì tàn phá Hội An (Faifoo), 10 năm sau còn chưa phục hồi lại được;
ra Bắc thì phá Vị Hoàng, phố Hiến và có đâu chừa lắm cả Thăng Long (tòa Văn Miếu – bia Tiến Sĩ bị phá)…
Gia Long dời thủ đô cùng cả Quốc Tử Giám – Văn Miếu vào Huế thì ở Văn Miếu Thăng Long, Gia Long vẫn cho xây một tòa Khuê Văn Các, nhỏ thôi mà cực đẹp; và ở thành cũ hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan, ông cũng cho xây một tòa Cột Cờ cao đẹp nhất kinh thành ngày ấy và cho đến nay còn tồn tại.
Vua Gia Long đã sai lập “đền Cố Lê” ở Hà Nội để thờ vua Lê cũ và sai dỡ nhà Thái miếu ở Thăng Long về Bố Vệ xứ Thanh quê nhà Lê lập đền thờ.
*&*
(...) Huế trở thành một Di sản Văn hóa Nhân loại – theo Quyết định của UNESCO 1993, mà hiện nay ta rất tự hào và đang biến thành Trung tâm Du lịch Văn hóa Việt Nam là nhờ ai?
Kính xin quý vị Sử gia – tạm / gượng gọi là “đồng nghiệp” của tôi bơn bớt việc “chửi bới” nhà Nguyễn – đời Nguyễn – bắt đầu từ Gia Long – đi cho tôi và dân chúng nhờ!
(...) Tuy Trịnh Kiểm đã giết Nguyễn Uông, nhưng chính sử nhà Nguyễn, kể cả Đại Nam nhất thống chí, quyển về "Thanh Hóa tỉnh, mục nhân vật" vẫn chép về Trịnh Kiểm mà không hề có một lời nói xấu nào về ông tổ họ Trịnh này.
Tôi có một số bạn bè họ Trịnh đã, đang làm cán bộ cao cấp của nhà nước Việt Nam. Tôi đưa cho họ xem bản Trịnh gia thế phả do Trịnh Cơ vâng lệnh Gia Long, khai báo lại năm 1802.
Lời mở đầu cuốn gia phả họ Trịnh này viết rằng khi vua Gia Long ra Bắc, ông đã cho gọi tộc trưởng họ Trịnh là Trịnh Cơ ra Thăng Long và phán bảo rằng: - Họ nhà ngươi và họ ta là hai họ có thâm thù vì tổ họ ngươi đã giết tổ họ ta! Trịnh Cơ run rẩy nghĩ rằng mình và họ mình sẽ bị Gia Long “làm cỏ sạch gốc rễ” để trả thù như Tây Sơn.
Nhưng mà không, vua Gia Long nói tiếp: - Nhưng họ nhà ngươi và họ ta đã từng là thông gia – thân gia. Ta sẽ lấy tình thân gia mà đối đãi với họ ngươi. Song họ ta ở Nam đã quá lâu, ta chẳng biết rõ gì về họ ngươi cả. Vậy ngươi hãy cung khai về gốc gác họ Trịnh trình cho ta biết.
Trịnh Cơ mang gia phả cũ ra tham khảo và cứ theo sự thực viết ra. Đọc xong gia phả họ Trịnh, Gia Long đã phê ban cho họ Trịnh 200 mẫu ruộng công để dựng nên Trịnh điện làm nơi thờ tự các chúa Trịnh.
*&*
Khi còn ở Gia Định và mới chỉ có Gia Định trước 1801-1802, Nguyễn Ánh – Gia Long đã vận dụng “cơ chế thị trường” và đã biến Sài Gòn miền Nam thành nơi sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ra toàn Đông Nam Á để đổi lấy các sản phẩm công nghiệp phương Tây...
Nam Bộ cho đến nay vẫn quen với “cơ chế thị trường” hơn miền Bắc. Có nhiều nguyên nhân lắm, song phải chăng cũng có vai trò của Nguyễn Ánh?./.
Automatic Image Slider

Author Name

Anthony Nguyễn Tiến Đạt

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.