Bức thư chủ quán gởi những vị khách đặc biệt
“Gửi tới những ai phải ghé qua thùng rác của chúng tôi để có bữa ăn tiếp theo của các bạn,
Các bạn là những con người thực thụ, vậy nên các bạn xứng đáng với một điều gì đó tốt hơn là một bữa ăn tới từ thùng rác. Vì vậy, xin hãy vào cửa hàng của chúng tôi giờ mở cửa, để có được một phần ăn cơ bản, rau tươi và một cốc nước. Tất cả đều miễn phí, đó là điều chắc chắn.
Bạn của mọi người, chủ cửa hàng”.
Việc của em là tập trung vào bài giảng, em bé cứ để thầy lo
“Bố tôi là một giảng viên đại học. Ngày hôm ấy, người trông trẻ của một sinh viên của ông không thể làm việc nên cô ấy đã phải mang con gái 4 tháng tuổi đến lớp. Khi cô ấy bắt đầu lúng túng, bố tôi bắt đầu làm một việc mà bất cứ ông bố tốt nào cũng sẽ làm. Và ông đã hoàn thành gần hết bài giảng của mình trong tư thế này”.
Bạn đã cảm mến cô bé này ngay từ cái nhìn đầu tiên? Có lẽ đôi vợ chồng tốt bụng đã nhận nuôi em cũng có chung cảm nhận như vậy.
“Con đã trải qua 1171 ngày trong trại mồ côi, và hôm nay, ngày 8 tháng 11 năm 2016, con đã được nhận nuôi”. Đó là ý nghĩa tấm bảng mà cô bé đang cầm trên tay.
1171 ngày không có đủ tình thương, sự chăm sóc và những lời động viên, 1171 ngày không được gọi tiếng “bố”, “mẹ”. 1171 ngày ấy thật dài, nhưng cuối cùng ngày hạnh phúc nhất của em đã đến. Có những trái tim đã sẵn sàng để yêu thương và trao cho cô bé một mái nhà.
Bố, cảm ơn vì đã làm việc vì chúng con
Ông bố này làm nghề lái taxi. Và bạn có thấy chiếc móc chìa khóa của anh ấy. Con gái anh đã tự tay làm chiếc móc tặng cho bố mình, đồng thời gửi một thông điệp đầy yêu thương lên đó.
“Bố thân yêu, cảm ơn bố vì đã làm việc thật vất vả vì cả nhà mình. Con yêu bố nhiều lắm. Yêu thương. Resi”.
Liệu có liều nước tăng lực nào đủ khiến người lái taxi này mạnh mẽ, tỉnh táo bằng đôi dòng chữ thân thương này.
Người ta chọn “lương thiện” – không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ hiểu rằng “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Lương thiện, ấy chính là bản chất sơ khai và căn bản của loài người.
Người ta chọn “nhường nhịn” – không phải vì họ đang chùn bước, mà bởi họ hiểu rằng “nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Biết nhường nhịn, đó cũng là làm giàu có thêm tâm hồn mỗi người.
Người ta chọn “bao dung” – không phải vì họ hèn nhát, mà bởi vì họ hiểu bao dung là phẩm chất cao đẹp và một phẩm hạnh cao quý.
Người ta chọn “tha thứ” – không phải vì họ không có nguyên tắc, mà bởi vì họ hiểu rằng người nhận được tha thứ sẽ không cố tình phạm sai lầm lần nữa.
Người ta chọn “tình nghĩa” – bởi vì đối với họ được ở bên bạn bè là cơ hội hiếm có.
Trăm năm chỉ trôi qua trong nháy mắt, vì vậy họ biết sống hết mình cho trọn tình vẹn nghĩa tới hơi thở cuối cùng. Ghi nhớ ân tình của người khác, học cách giúp đỡ người khác, và biết sống hết mình vì mọi người. Trong cuộc sống này, những tấm lòng bao dung và nhân ái luôn khiến lòng người phải cảm động. Cho dù đó là ai, thân quen hay xa lạ, nhưng tình yêu thương trao nhau sẽ làm cảm động đất trời. Họ chỉ là một cá nhân nhỏ bé, nhưng lại có thể dùng khả năng của mình để giúp đỡ người khác và làm cho thế giới này trở nên ấm áp hơn …
Phụ nữ thông minh, sắc sảo vừa ghi điểm trong mắt người khác, vừa khiến họ tôn trọng. Vậy những cô nàng đó đã có bí quyết gì để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn? Hãy học phụ nữ hiện đại những cách giao tiếp và ứng xử dưới đây nhé.
Khi nhà có khách
1. Nếu là khách lần đầu đến nhà, bạn hãy chỉ cho họ phòng vệ sinh để họ không cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ hỏi bạn khi có nhu cầu.
2. Nếu khách mang đồ ăn uống đến nhà bạn, hãy đặt chúng lên bàn để mọi người cùng thưởng thức.
Khi bạn là khách
3. Nếu bạn cần rời khỏi một bữa tiệc sớm, bạn chỉ cần nói với chủ nhà rằng bạn phải đi, đừng nói tạm biệt với những vị khách khác, vì có thể họ nghĩ mình cũng nên rời đi.
Trong khung cảnh một nhà hàng
4. Nếu thấy nóng, bạn không nên dùng chiếc khăn ăn phẩy phẩy. Thay vào đó bạn nên nói với phục vụ rằng bạn nóng và nhờ họ điều chỉnh điều hòa.
5. Không nên để lộ những thứ bên trong túi xách, ví của bạn nơi công cộng.
6. Nếu bạn muốn chải tóc, hãy vào phòng vệ sinh nữ.
7. Bạn có thể tô son ở bàn ăn nhưng nếu cần chải tóc, dặm lại phấn, chuốt mascara… thì hãy làm nó trong phòng vệ sinh. Ở bàn ăn, chỉ nên tô lại son chứ không nên dặm phấn, chải mascara.
Khi nói chuyện
8. Bạn đừng quên quy tắc lịch sự khi ở nhà hàng. Chẳng hạn sẽ thật thô lỗ khi hét lên từ phòng này qua phòng khác. Hành động này sẽ gây ấn tượng xấu với người xung quanh.
Cư xử trên bàn ăn
9. Sẽ không lịch sự chút nào nếu bạn chỉ rót nước hay rượu vào ly của mình. Bạn nên hỏi người bạn cạnh xem họ có muốn dùng thêm đồ uống trước hay không.
10. Thay vì kén chọn, tìm cách lấy những món ăn ngon nhất trên đĩa, hãy lấy những món gần bạn nhất.
11. Không đặt thìa đã sử dụng lên mặt bàn trong bữa ăn tối hoặc kể cả khi đã ăn xong. Để thìa vào bát để tránh làm bẩn bàn ăn.
Một số nơi tuân thủ thêm quy tắc cầm quai cốc, khác biệt khi uống trà và cà phê.
Quy tắc chung
12. Khi ở nơi làm việc, bạn không nên bày biện đồ trang điểm hoặc đặt ví, mũ của mình trên bàn làm việc.
13. Nếu bạn đang ngồi trên một chiếc ghế thấp, đừng gác chân, hãy giữ cho hai đầu gối sát nhau, nghiêng sang một bên. Khi mỏi bạn có thể nghiêng sang bên kia, hoặc bắt chéo phần cổ chân.
Khi ngồi trên ghế thấp, nên ngồi chéo chân chứ không nên gác chân.
Phép lịch sự khi đi ô tô
14. Khi bước vào xe hơi, phụ nữ không nên bước vào mà nên ngồi trên mép ghế, sau đó kéo chân vào xe. Khi ra khỏi xe, nên đặt chân xuống đường và đứng lên.
15. Đàn ông và phụ nữ có thể ngồi chung ở phía sau xe nếu họ quen biết nhau khá rõ.
Trên đây là những cách ứng xử mà phụ nữ thông minh cần biết để tạo ấn tượng và gây thiện cảm đối với mọi người xung quanh. Cách ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống không thể một sớm một chiều mà hoàn thiện được, bạn phải trau dồi mỗi ngày, để ý những người xung quanh và học theo. Có như vậy, bạn mới trở nên thu hút và được mọi người nể phục.
Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ
Chị chẳng làm gì hết, chị không muốn anh muốn sĩ diện của anh để chà đạp lên sĩ diện của chị, chỉ vì một đứa con trai có đáng hay không.
Cưới nhau 5 năm rồi mà không chịu có con trai, chúng mày định để cho lũ già bọn tao chờ đợi cháu mòn mỏi đến lúc nhắm mắt à. Không có cháu trai thì làm sao mà chúng tao dám đi gặp tổ tiên ông bà đây.
Anh nhìn chị. Chị cứ thế cúi gằm mặt xuống chẳng nói bất cứ lời nào.
Bố mẹ không phải giục. Chẳng phải ông bà có con Mun đấy rồi còn gì?
Con Mun nó là con gái, chứ đâu phải là con trai. Chúng tao không phân bì, so sánh nhưng không có thằng con trai thì làm sao kéo dài nén hương ra được. Như thế chẳng phải là chúng tao không còn mặt mũi nào nữa đi gặp ông bà hay sao?
Được rồi, con sẽ tính! Ông bà sẽ có cháu trai, cứ yên tâm đi ạ!
Tối hôm đó, trong căn phòng quen thuộc, vợ chồng anh chị lại ngồi với nhau, nhưng chẳng gần nhau mà là người trên giường, người nằm ghế.
Anh tính sao mà lại hứa với bố mẹ như vậy? Anh cũng biết là…
Không hứa làm sao được. Bố mẹ chỉ có mình anh. Nếu như họ biết anh vô sinh và con Mun chỉ là đứa trẻ mình xin thụ tinh nhân tạo ở bệnh viện thì mọi chuyện sẽ thế nào? Anh không chiều theo bố mẹ, bố mẹ cũng sẽ chẳng để cho em yên.
Vậy giờ anh tính thế nào? Đừng có bàn đến chuyện ly hôn đấy. Em không đồng ý đâu. Mà giờ kinh tế nhà mình thế này, không thể tiếp tục đến viện xin con được.
Ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi anh bảo với chị cứ từ từ để anh tính.
Chuyện anh vô sinh anh chị phát hiện sau 2 năm chung sống. Vì sĩ diện, vì danh dự gia đình mà anh đã muốn chị giấu nhẹm đi tất cả. Rồi cũng vì yêu anh mà chị mới chấp nhận đi đến bệnh viện để xin con. Và rồi lần này…
Em yên tâm đi, chuyện này rất kín kẽ, anh đã nhờ được người rồi. Nó có tận 4 thằng con trai, chắc chắn là giống tốt. Em ở với nó 1, 2 đêm là có chửa được ngay. Đến viện một là tốn kém, 2 là bị lộ.
Không. Em không chấp nhận chuyện đó.
Anh xin em đấy, em không thương anh thì sẽ chẳng còn có ai thương anh, giúp đỡ anh được nữa. Nếu giờ em không giúp anh, anh sẽ…
Anh chấp nhận được tất cả hay sao?
Được chứ, chỉ cần có được 1 thằng con trai thì giá nào anh cũng chấp nhận.
Nhưng đây cũng có nghĩa là em sẽ phản bội anh.
Anh cũng chấp nhận.
Vậy là chỉ cười mỉa mai, chua chát, đồng ý làm theo lời của anh.
Hôm đó trời đổ mưa to, giông gió, sấm chớp. Người ta mà biết chuyện sẽ chẳng tin hoặc cười anh bị điên, vợ vào nhà nghỉ với trai mà vẫn đứng bên ngoài chờ đợi. Không những thế, thấy vợ đi ra còn hớn hở lao đến:
Lần này được con trai không em.
Chị chẳng nói chẳng rằng, dang tay cho anh một cái tát trời giáng. Anh ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra. Càng không hiểu tại sao chị lại đối xử với anh như vậy. Chị bỏ đi, anh cứ đứng đó, ngây ngốc gọi chị lại hỏi.
Rồi nghĩ thế nào, anh chạy thẳng vào nhà nghỉ hỏi thằng bạn anh. Chị chẳng làm gì hết, chị không muốn anh muốn sĩ diện của anh để chà đạp lên sĩ diện của chị, chỉ vì một đứa con trai. Sĩ diện của anh bao nhiêu năm nay, chị giữ cũng đã quá đủ rồi. Nước mắt chị lăn dài rồi bỏ đi. Có lẽ trời mưa nên anh cũng chẳng thấy được những giọt nước mắt ấy.
Con cái là vô giá đối với cha mẹ, từ bao đời nay, nước mắt luôn chảy xuôi, cha mẹ lúc nào cũng sẵn sàng hi sinh vì con.
Nhưng thế giới đầy rẫy những điều bất ngờ, không phải bậc cha mẹ nào cũng coi con cái là vô giá, có người chỉ khoác trên mình danh phận làm cha mẹ, còn có xứng làm cha làm mẹ không thì phải coi lại, chẳng hạn như câu chuyện bé gái đi học 3 ngày không ai tới đón dưới đây.
Tin Tin là một cô bé 3 tuổi vừa bước vào lớp mẫu giáo nhỏ. Trước đây, khi tan học, bố và mẹ đã đợi sẵn ở cửa. Nhưng ngày hôm đó tan học đã lâu, tất cả bọn trẻ đều đã về nhà, chỉ có bố mẹ Tin Tin là không xuất hiện.
Cô giáo mẫu giáo đã ngồi đợi với Tin Tin, thậm chí đã gọi điện cho bố mẹ của cô bé nhưng cả hai đều không phản hồi. Hộp thư thoại tự động của mẹ Tin Tin bảo rằng đang đi công tác. Còn bố của Tin Tin thì tắt máy. Thông thường khi các cô giáo ra về mà vẫn còn học sinh thì chúng sẽ đợi ở phòng bảo vệ chờ bố mẹ tới đón. Nhưng cô giáo của Tin Tin cảm thấy bất an, liền gọi đồ ăn đến cho 2 cô trò, cả hai ngồi chờ đến 8 giờ tối. Không thấy bóng dáng bố mẹ đâu, cô giáo đành đưa đứa trẻ về nhà mình
Cũng may là dịp này 2 người trọ cùng phòng đang đi thực tập xa nên 2 cô trò khá thoải mái. Tin Tin tuy mới 3 tuổi nhưng rất ngoan. Điều cô giáo lấy làm lạ là tuy xa bố mẹ nhưng Tin Tin không hề khóc, cũng không nhắc đến bố mẹ.
Điều mà cô giáo không ngờ là bố mẹ của Tin Tin lại đột nhiên biến mất thế này, không liên lạc được. Trong 2 ngày tiếp theo, cô giáo đã chăm sóc và đưa cô học trò tội nghiệp về nhà khi không có ai đến đón. Tin Tin rất ngoan ngoãn, không ồn ào náo nhiệt nhưng luôn có một nỗi buồn trong đáy mắt. Vào đêm ngày thứ ba, khi soạn đồ sạch trong chiếc túi đựng quần áo của bé gái 3 ngày không ai tới đón, cô giáo tình cờ tìm thấy một mẩu giấy trong đó. Thì ra là lá thư của mẹ Tin Tin, nói rằng 2 vợ chồng đang ly hôn và tòa chưa quyết định Tin Tin sẽ do ai nuôi dưỡng. Vì thế nên cô không đón con được và nhờ cô giáo trông giúp cho đến khi có quyết định của tòa.
Sau khi nhìn thấy lá thư, cô giáo cảm thấy rất khó chịu, vừa xót xa, vừa giận những bậc phụ huynh vô trách nhiệm như vậy, cuối cùng chọn cách gọi cảnh sát. Sau khi cảnh sát can thiệp, cuối cùng bố mẹ bé gái cũng lộ diện. Tuy nhiên thái độ của họ khá hờ hững với đứa con gái duy nhất này, cuối cùng Tin Tin đành trở về nhà với bố, chờ xem ruốt cuộc cô bé sẽ ở với bố hay với mẹ. Cô giáo dù thương xót học trò mình cũng không thể can thiệp quá sâu, chỉ cầu mong Tin Tin vẫn được đi học, dù là ở với bố hay mẹ.
Rõ ràng đó là con gái ruột, mà bố mẹ nói bỏ là bỏ, không thèm đến đón con, mặc định để con gái cho cô giáo chăm. Ai biết chuyện cũng thương đứa trẻ, bởi với cha mẹ như vậy thì dù ở với ai, Tin Tin cũng khó mà được yêu thương.
Sự hòa thuận của cha mẹ là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra cảm giác hạnh phúc cho con cái, cả tình cha và tình mẫu tử đều không thể thiếu đối với con cái. Trẻ em là đối tượng dễ cảm thấy bất an, sợ môi trường xa lạ, sợ bố mẹ không muốn mình, tất cả đều bắt nguồn từ ý thức chăm sóc con cái của bố mẹ.
Con cái không phải là đồ chơi, thích thì giữ lại, không thích thì vứt đi. Nếu cha mẹ đã chọn sinh con ra thì cần có trách nhiệm đảm bảo những nhu cầu cơ bản nhất cho con. Nếu cha mẹ không thể ở bên nhau thì có thể chia tay trong hòa bình, và làm tròn trách nhiệm chăm sóc con. Một người đã từng nói rằng, làm kế toán thì phải có chứng chỉ kế toán, làm hướng dẫn viên du lịch thì cũng phải có bằng cấp, chỉ có làm cha mẹ là không. Nên chăng những người muốn sinh con cũng cần có “chứng chỉ” đảm bảo rằng họ sẽ chu toàn trách nhiệm của mình, chứ không phải thích thì đẻ ra rồi quăng lăn lóc. Đến lúc chia tay lại đá qua đá lại, như trường hợp bé gái đi học 3 ngày không ai tới đón kể trên.
ST.