Ad biết tin này từ khá sớm, chính xác là vào sáng sớm nay và sau gần một ngày âm thầm theo dõi các bình luận của mọi người trên các bài viết về Cristina Scuccia, tại các page group Công Giáo. (hiện tại chị không còn là nữ tu, nên ad sẽ không xưng là Sơ nữa)
Thì dưới đây sẽ là nhận định của cá nhân mình về sự kiện đang được nhiều người Công Giáo quan tâm.
-----------------------------------------
NHỮNG TRƯỜNG HỢP TƯƠNG TỰ
Việc một người được nhiều người biết đến rời khỏi dòng tu (từ bỏ ơn gọi tu trì) không phải là chuyện hiếm. Dưới đây ad sẽ nêu ra 2 trường hợp điển hình mà mọi người thường cho là thành công và thất bại.
+ Thánh Têrêsa Calcutta (1910-1997) thường được gọi là Mẹ Têrêsa, Cô gia nhập dòng tu Ailen và được gửi đến Ấn Độ để phục vụ. Cô đã phục vụ với các Nữ tu Loreto trong gần 20 năm trước khi cảm nhận được tiếng gọi từ Chúa để phục vụ những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Bất chấp sự kỳ thị đối với quyết định rời bỏ một dòng tu sau khi đã tuyên khấn lần cuối, Mẹ Têrêsa vẫn chọn rời đi. Mẹ đã cố gắng thuyết phục nhà dòng của mình trong một năm rưỡi để được phép rời đi. Cuối cùng, mẹ đã được chấp nhận dẫu cho bị phản đối từ một số cá nhân trong quyết định rời bỏ các nữ tu Loreto và sau này mẹ đã thành lập Dòng Thừa sai Bác ái và trở thành một vị Thánh nổi tiếng khắp thế giới vì tình yêu thương dành cho những người cùng khổ.
+ Jeanne-Paule Marie Deckers (1933–1985), được biết đến nhiều hơn với tên Sœur Sourire và thường được gọi là "Nữ tu hát", là một Ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Bỉ và ban đầu là nữ tu của Dòng Đa Minh ở Bỉ với tên Sơ Luc Gabriel. Cô nổi tiếng rộng rãi vào năm 1963 với việc phát hành bài hát tiếng Pháp của Bỉ " Dominique ", đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ và các bảng xếp hạng khác.
Cô đã rời bỏ dòng với nhiều lý do, một trong số đó được ghi nhận trong bài phỏng vấn năm 1979. “Tôi không bao giờ được phép buồn, Mẹ bề trên thường kiểm duyệt các bài hát của tôi và loại bỏ bất kỳ câu thơ nào tôi viết khi tôi cảm thấy buồn.”
Bị giằng xé giữa hai thế giới và ngày càng bất đồng, Deckers rời tu viện của mình vào năm 1966. để theo đuổi cuộc sống như một giáo dân Đa Minh. Sau đó, cô nói rằng sự ra đi của cô ấy là do xung đột về tính cách với bề trên của cô, rằng cô ấy đã bị buộc phải rời khỏi tu viện, chứ cô không tự ý rời bỏ.
Sau này cô và người bạn thân đã cùng tự tử vì vấn đề tài chính sau nhiều lần thất bại trong con đường sự nghiệp. Trong thư tuyệt mệnh, họ viết rằng họ không từ bỏ đức tin và mong muốn của mình. Họ mong muốn được chôn cất cùng với nghi thức tang lễ của Giáo hội Công Giáo.
-----------------------------------------
TỪ BỎ ƠN GỌI TU TRÌ ĐỂ ĐI THEO VẬT CHẤT THẾ GIAN?
Sau vài năm vắng bóng trên sân khấu, Cristina đã xuất hiện vào Chúa nhật tuần này trong chương trình “Verissimo” với bộ vest đỏ, cô nói rằng mình đã rời bỏ đời sống tu trì và hiện đang sống ở Tây Ban Nha, nơi cô tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê âm nhạc và hiện đang làm công việc phục vụ bàn.
Cô nói “Tôi được như ngày hôm nay là nhờ Sơ Cristina trong con người tôi. Tôi không có ý định từ bỏ con đường đức tin của mình. Tôi biết ơn vì tất cả những gì tôi đã trải qua cho đến nay”.
Tôi đã phải nhờ sự trợ giúp của một nhà tâm lý học để có thể vượt qua và lựa chọn quyết định cho riêng mình. Sau cái chết của cha cô ấy.
Ngay cả khi nổi tiếng hồi 2014, Về chuyện doanh thu băng đĩa, Cristina nói mọi số tiền thu được sẽ do dòng nữ tu Ursuline quyết định. Cô ghi âm không phải để làm giàu và số tiền thu về nên được dùng cho những công việc từ thiện, để giúp đỡ cộng đồng.
Một người vài năm không hề xuất hiện trên sân khấu, phải đấu tranh nội tâm để lựa chọn giữa theo đuổi ơn gọi tu trì hay niềm đam mê bản thân, bị áp lực cực nặng nề từ nhiều phía vì là người nổi tiếng. Đến nỗi phải nhờ đến bác sĩ tâm lý để xin lời khuyên, rồi chọn từ bỏ con đường tu sĩ được nhiều người ngưỡng mộ, để trở thành một bồi bàn tự kiếm sống để theo đuổi đam mê. Theo vật chất thế gian là theo cái gì?
---------------------------------------
ĐỊNH KIẾN VỀ CÁCH PHÂN CẤP VÀ VẤN ĐỀ TU XUẤT
Đối với giáo lý Công Giáo, điều rõ ràng nhất về đích đến cuối cùng của một người Công Giáo là nên Thánh và sự cứu rỗi của Thiên Chúa.
Nhưng từ khi nào chúng ta lại tự sắp đặt thứ bậc dẫn đến so sánh hơn thua, kiểu như phải như vậy phải ở thứ bậc đó thì mới tốt thì mới được cứu rỗi hay nên Thánh? Từ khi nào rời bỏ con đường tu trì là xấu là theo ma quỷ? vậy sao tất cả người Công Giáo không đi tu hết đi?
"Mỗi thánh nhân đều có một quá khứ, mỗi tội nhân đều có một tương lai." mình chỉ ra câu này không phải đánh giá về hành động rời bỏ dòng. Nhưng muốn nói rằng kết quả cuối cùng của chúng ta là cả một đời người chứ không phải chuyện sớm muộn. Chẳng có lý do gì để bạn phê phán một người chỉ vì hành động nhất thời của họ không theo ý của bạn (mà hành động đó còn chẳng mang tội lỗi gì)
Chính những định kiến rằng tu xuất là sai là xấu, vô hình chung đang bóp nghẹt dần việc tiếp nhận ơn gọi tu trì. Nếu một người muốn tìm hiểu ơn gọi tu trì mà biết trước sự cô lập tấn công nếu họ rời bỏ thì liệu được mấy ai dám tiếp tục tìm hiểu nữa?
--------------------------------------
HÀNH ĐỘNG KHINH CHÊ NGƯỜI KHÁC CHỈ VÌ HỌ KHÔNG CHỌN THEO ĐIỀU BẠN MONG MUỐN
Chính trong mỗi người Công Giáo chúng ta đều biết rõ qua Kinh Thánh rằng Thiên Chúa cho con người có được ý chí tự do. Vậy thì điều gì khiến bạn ép buộc người khác phải đi theo con đường bạn mong muốn?
Cá nhân mình thích câu nói của Đức Giáo Hoàng Phanxicô "... tôi là ai mà phán xét họ." ad thực sự rất khâm phục câu nói này. Nếu bạn có thể ngẫm hoặc đứng trước gương đặt ra trong đầu "tôi là ai, bản thân mình là ai?" mình có thực sự to lớn vĩ đại giữa cái vũ trụ này?
Một người như Đức Giáo Hoàng, đứng đầu 1,4 tỷ giáo dân Công Giáo trên toàn thế giới mà còn nói "tôi có là ai" thì điều gì khiến bạn phải phê phán chê bai hành động của một người (mà hành động đó chẳng hề có tội?)
Ngay cả Chúa Giêsu còn sẵn sàng cho tên cướp được hưởng nước trời cùng Ngài. Vậy chẳng lẽ hành động rất đỗi bình thường của Cristina, đối với một số người còn tệ hơn cả những gì mà một tên cướp trước đó đã làm sao?
Chúng ta được dạy là hãy yêu thương nhau, nhưng hành động chúng ta lại hùa nhau lên án chê bai vùi dập một người chỉ vì một hành không có tội. Thì liệu những bài giảng đẹp đẽ trong thánh lễ hay những giáo lý kia có còn ý nghĩa gì nữa?
Cuối cùng bạn phải hiểu đích đến của chúng ta là sự cứu rỗi của Thiên Chúa và nên Thánh, chứ không phải những hình thức hay chức vụ bên ngoài.
thấm thía
Trả lờiXóaNgười trong cuộc mới thấu hiểu được
Trả lờiXóa